KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021
Thực hiện Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Quyết định số 2967/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 và Công văn số 520/BVHTTDL-TV ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021, Thư viện phối hợp Đoàn Thanh niên trường Đại học Đà Lạt triển khai và phát động Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021”.
1. Mục đích
- Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc là hoạt động dành cho sinh viên nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc. Từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong sinh viên, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho sinh viên, một yếu tố quan trọng góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
- Thông qua Cuộc thi khẳng định vị trí, vai trò, những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc trong việc nâng cao năng lực của người Việt Nam, đặc biệt là học sinh, sinh viên trong việc tiếp cận với thông tin và tri thức góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập.
2. Đối tượng dự thi
Học viên, sinh viên trường Đại học Đà Lạt.
3. Nội dung, hình thức thi
3.1. Nội dung thi
Thí sinh tham gia cuộc thi có thể chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1:
Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị).
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?
Đề 2:
Câu 1: Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phương pháp đọc đó đối với học tập, công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân.
3.2. Hình thức thi:
Thí sinh dự thi bằng cách gửi các bài dự thi độc lập (không làm bài dự thi theo nhóm).
4. Quy định về bài dự thi
- Thí sinh có thể trình bày bài bằng một trong hai hình thức: Viết hoặc quay clip (video, audio) và phải trả lời đầy đủ các câu hỏi được đặt ra trong đề thi;
- Ngôn ngữ trình bày: Tiếng Việt.
- Đối với bài dự thi bằng hình thức viết hoặc đánh máy phải được đóng tập và có trang bìa với đầy đủ thông tin thí sinh dự thi.
- Đối với bài dự thi bằng hình thức quay clip có độ phân giải tối thiểu là 640px x 480px, đảm bảo về chất lượng hình ảnh và âm thanh; có thể sử dụng các hiệu ứng, kỹ xảo về hình ảnh và âm thanh. Các trường hợp sử dụng hình ảnh, bài hát hoặc âm thanh phải thực hiện theo quy định về bản quyền. Thời lượng của clip tối thiểu là 5 phút, tối đa là 10 phút và được lưu bằng định dạng phổ biến mp4, avi, mpeg, mkv, klv...;
- Bài dự thi là sản phẩm sáng tạo của cá nhân thí sinh, chưa gửi đăng hoặc dự thi ở cuộc thi khác. Các trường hợp sử dụng các nội dung, đoạn trích, câu nói, tranh, hình ảnh… của người khác trong bài dự thi phải có trích dẫn nguồn đầy đủ;
- Các thí sinh gửi xác nhận đã tham gia hoạt động khuyến đọc tại trường học, địa phương, cộng đồng về Ban tổ chức sẽ được điểm khuyến khích của Cuộc thi;
- Bài thi khi được lựa chọn tham dự vòng chung kết phải được chỉnh sửa lỗi chỉnh tả, lỗi văn bản và không có bất kì ký hiệu riêng nào khác ghi trên bài.
- Thí sinh cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng các nội dung, đoạn trích, câu nói, tranh, hình ảnh… của người khác trong bài dự thi.
5. Sử dụng bài dự thi
- Các bài dự thi không trả lại thí sinh.
- Ban Tổ chức Cuộc thi được quyền sử dụng các tác phẩm tham dự để phục vụ mục đích quảng bá cuộc thi và các hoạt động khuyến đọc.
- Trách nhiệm của người tham dự Cuộc thi: Tuân thủ và thực hiện các yêu cầu của Thể lệ Cuộc thi.
6. Phạm vi, thời gian tổ chức cuộc thi, địa chỉ nhận bài dự thi
- Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc được tổ chức với 02 vòng: Vòng sơ khảo và vòng chung kết.
Vòng sơ khảo: Tổ chức tại Trường Đại học Đà Lạt.
- Thời gian: từ tháng 3/2021 đến ngày 30/6/2021.
Thí sinh nộp bài dự thi gồm bản cứng và bản mềm:
+ Bản cứng: Bài dự thi và thông tin thí sinh theo mẫu (Tải tại địa chỉ: http://bit.ly/dsvhd2021): Nộp tại Quầy hướng dẫn thông tin, Thư viện.
+ Bản mềm: Bài dự thi và thông tin thí sinh theo mẫu (Khai trực tuyến tại địa chỉ: https://bit.ly/thongtinduthi2021): Gửi về email library@dlu.edu.vn. Tiêu đề thư cần ghi rõ: Bài dự thi “Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021”
Vòng chung kết: Tổ chức tại Hà Nội.
- Thời gian: Từ ngày 01/8/2021 đến cuối tháng 10/2021.
- Ban tổ chức vòng sơ khảo sẽ lựa chọn 10 bài dự thi xuất sắc nhất gửi về dự thi vòng chung kết (Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.).
- Bình chọn Clip dự thi vòng chung kết: Ban Tổ chức tiến hành đăng tải các Clip dự thi vòng chung kết và tổ chức bình chọn bắt đầu vào 10h ngày 01 tháng 9 năm 2021, kết thúc vào 10h ngày 15 tháng 9 năm 2021. Các thí sinh có thể truy cập chuyên mục “Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021” tại: http://vuthuvien.bvhttdl.gov.vn/ để bình chọn.
7. Giải thưởng cuộc thi
7.1. Vòng sơ khảo
Giải thưởng gồm giấy khen và phần thưởng do trường Đại học Đà Lạt trao, gồm:
+ 02 giải Nhất mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng;
+ 5 giải Nhì mỗi giải trị giá 700.000 đồng;
+ 10 giải Ba mỗi giải trị giá 500.000 đồng;
+ 15 giải Khuyến khích mỗi giải trị giá 300.000 đồng;
Tổng giải thưởng: 15.000.000 đồng. (Mười lăm triệu đồng chẵn)
7.2. Vòng chung kết
Giải thưởng gồm Giấy chứng nhận và giải thưởng do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao. Các bài thi xuất sắc nhất có thể được Ban Tổ chức tuyển chọn và in thành sách.
*Giải chính
a. Giải cá nhân
- Danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu: 04 Danh hiệu.
- 08 giải Nhất
- 16 giải Nhì
- 52 giải Ba
- 180 giải Khuyến khích
b. Giải tập thể:
- Trường có nhiều thí sinh tham gia nhất: 01 danh hiệu;
- Trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất: 01 danh hiệu;
- Đơn vị tổ chức tốt vòng sơ khảo cuộc thi: 10 đơn vị.
*Giải chuyên đề:
Ban Tổ chức trao cho các thí sinh theo các nội dung sau:
- Bài chia sẻ cảm tưởng hay nhất;
- Ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất.
- Giải thưởng dành cho bình chọn: 01 giải Clip dự thi được nhiều người bình chọn nhất
8. Tổ chức thực hiện
8.1 Thư viện:
- Lập kế hoạch, ra thông báo và dự trù kinh phí cuộc thi;
- Thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo;
- Phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên triển khai cuộc thi.
- Tổng hợp các bài dự thi, tổng hợp kết quả, công bố kết quả và trao thưởng, lựa chọn bài tham gia vòng Chung khảo.
8.2. Đoàn Thanh niên:
- Phối hợp triển khai Kế hoạch đến các Chi đoàn và sinh viên, ra chỉ tiêu cho từng chi đoàn;
- Phối hợp trong công tác truyền thông cuộc thi.
8.3. Phòng Tạp chí và Truyền thông:
- Thực hiện công tác truyền thông cuộc thi.
8.4. Phòng Tài chính:
- Cấp và thanh toán kinh phí theo kế hoạch đã được duyệt.
Internet Archive Scholar
Thư viện số Pháp - Việt chia sẻ tư liệu Đông Dương
Truy cập Kho sách mở từ Viện xuất bản kỹ thuật số đa ngành (MDPI)
Cơ sở dữ liệu luận văn, luận án ProQuest Dissertations & Theses Open
Thông báo sử dụng Kho Kiến thức mở của Ngân hàng Thế giới (Open Knowledge Repository)
Thông báo dùng thử Cơ sở dữ liệu Royal Society of Chemistry
Thông báo dùng thử cơ sở dữ liệu sách điện tử Gale Ebooks
Thông báo sử dụng Cơ sở dữ liệu Tạp chí chuyên ngành KH&CN
- Thứ Hai -> Thứ Sáu: 7h30 -> 11h30; 13h30 -> 17h00
- Thứ 7, Chủ Nhật, ngày lễ: Nghỉ
Some text in the modal.